Chú thích ảnh
Cụ ông John Alfred Tinniswood, 111 tuổi, chụp ảnh với giấy chứng nhận của Kỷ lục Guinness Thế giới ở Southport, Anh, ngày 4/4. Ảnh: Guinness World Records

Hôm 5/4, hai ngày sau khi có thông báo về tin cụ ông Juan Vicente Pérez, người từng giữ danh hiệu cụ ông già nhất thế giới qua đời ở tuổi 144, kỷ lục Guinness Thế giới đã trao danh hiệu này cho người tiếp theo.

Sau khi nhận giấy chứng nhận người đàn ông già nhất thế giới, cụ ông John Alfred Tinniswood bày tỏ: "Bạn có thể sống lâu hoặc có cuộc đời ngắn ngủi và bạn không thể làm được gì nhiều với điều đó".

Nói về bí quyết sống thọ của mình, cụ ông Tinniswood tiết lộ bản thân không hút thuốc, hiếm khi uống rượu và ăn cá và khoai tây chiên vào thứ sáu hàng tuần. Ngoài ra, ông cũng cho rằng việc mình có thể sống lâu "chỉ là may mắn", đồng thời, khuyên mọi người giữ sự điều độ trong cuộc sống: "Nếu bạn uống quá nhiều, ăn quá nhiều hoặc đi bộ quá nhiều hay làm việc gì đó nhiều quá mức thì cuối cùng nó vẫn mang lại những tác hại".

Sinh ra ở thành phố Liverpool, nước Anh vào ngày 26/8/1912, người đàn ông già nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại này đã sống qua hai cuộc chiến tranh thế giới, đại dịch cúm và đại dịch Covid-19. Ông cũng giữ kỷ lục là nam cựu chiến binh Thế chiến thứ hai sống sót lâu nhất trên thế giới, theo kỷ lục Guinness và sinh ra cùng năm tàu ​​Titanic bị chìm.

Cụ ông Tinniswood nói rằng ông là một người hâm mộ suốt đời của câu lạc bộ bóng đá Liverpool và đã chứng kiến câu lạc bộ giành tất cả 19 chức vô địch Ngoại hạng Anh và 8 cúp FA.

 

Hiện ông đang sống tại một viện dưỡng lão ở thị trấn ven biển Southport của Anh.

Người quản lý viện dưỡng lão - Katie Howard cho biết họ thật vinh dự khi được chăm sóc cụ ông Tinniswood, một thích đọc báo, nghe đài và là "người tuyệt vời với rất nhiều câu chuyện để kể".

Đến nay, người phụ nữ sống lâu nhất thế giới là bà Maria Branyas Morera, 117 tuổi, sống ở Tây Ban Nha.