Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.443.485 ca mắc COVID-19 đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 34.859 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.436.124 ca, trong đó có 2.436.134 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (534.093), Bình Dương (297.448), Hà Nội (271.950), Đồng Nai (101.236), Tây Ninh (90.425).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 74.773 ca/ngày.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.438.951 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.473 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.765 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 316 ca; Thở máy không xâm lấn: 110 ca; Thở máy xâm lấn: 272 ca; ECMO: 10 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 92 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.252 ca, chiếm tỷ lệ 1,2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.676.523 mẫu tương đương 79.198.980 lượt người, tăng 89.730 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 27/02 có 203.673 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 193.625.095 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.865.478 liều: Mũi 1 là 70.859.922 liều; Mũi 2 là 67.220.140 liều; Mũi 3 là 1.442.223 liều; Mũi bổ sung là 13.714.859 liều; Mũi nhắc lại là 23.628.334 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.759.617 liều: Mũi 1 là 8.622.104 liều; Mũi 2 là 8.137.513 liều
30 tỉnh, thành phố có số ca mắc COVID-19 từ 1.000- gần 12.900
Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 28/2, cả nước ghi nhận 94.385 ca mắc COVID-19 tại 61 tỉnh, thành; Hà Nội gần 12.900 F0; Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 28.095 F0. Quảng Ninh cũng là địa phương có số ca mắc tăng nhanh thời gian qua, trong ngày 28/2, địa phương này ghi nhận (9.105);
Tiếp đó là các tỉnh: Nghệ An (3.958), Bắc Ninh (3.572), Hưng Yên (3.309), Lào Cai (3.233), Nam Định (2.921), Phú Thọ (2.887), Vĩnh Phúc (2.852), Hòa Bình (2.493), Lạng Sơn (2.439), Hải Dương (2.337), Tuyên Quang (2.287), Đắk Lắk (2.276), Hải Phòng (2.216), Ninh Bình (2.196), Sơn La (2.103), Hà Giang (2.080), Yên Bái (1.998), Bắc Giang (1.986), Thái Bình (1.848), TP. Hồ Chí Minh (1.790), Quảng Bình (1.735), Lai Châu (1.663), Thái Nguyên (1.492), Bình Phước (1.232), Cao Bằng (1.201), Đà Nẵng (1.128), Khánh Hòa (1.117), Điện Biên (1.018),
Trẻ khỏi COVID-19, cần những giấy tờ gì để đến trường trở lại?
Tại buổi họp định kỳ về phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP HCM chiều ngày 28/2, liên quan đến tình trạng F0 tại cơ sở giáo dục gia tăng, theo ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng Phòng công tác Chính trị và Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, các trường học cần chuyển đổi linh hoạt giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến. Do đó, các cơ sở giáo dục cần duy trì song song hai hình thức học tập để đảm bảo yêu cầu chuyên môn.
Đối với những lớp có 2 ca F0 trở lên, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn cơ sở giáo dục phối hợp ngành y tế địa phương đánh giá yếu tố dịch tễ. Từ kết quả đánh giá, nhà trường sẽ cân nhắc chuyển đổi hình thức học tập phù hợp. Đối với trường học có 2 lớp ghi nhận 2 ca F0 trở lên, ngành y tế, ngành giáo dục cũng tiếp tục căn cứ yếu tố dịch tễ để quyết định hình thức học tập tiếp theo.
Giải đáp thắc mắc của nhiều phụ huynh về việc sau điều trị, trẻ cần những giấy tờ gì để quay lại trường học, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết, đối với các em phải nhập viện, khi xuất viện sẽ có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính. Còn các trẻ điều trị tại nhà, phụ huynh cần báo ngay cho trạm y tế địa phương để thực hiện xét nghiệm vào ngày 5 và ngày 7, cấp giấy xác nhận sau thời gian cách ly hoặc điều trị. Đó là những điều kiện để các em quay lại trường.
Hiện TP.HCM đang điều trị 3.557 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 306 trẻ em dưới 16 tuổi, 47 bệnh nhân nặng đang thở máy, 7 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 27-2, có 477 bệnh nhân nhập viện, 215 bệnh nhân xuất viện, 2 ca tử vong (gồm 1 ca từ tỉnh khác chuyển đến).
Hết F0 bao lâu thì được hiến máu?
Theo thông tin của Viên Huyết học và Truyền máu TW, các trường hợp mắc COVID-19 (F0) có thể hiến máu sau 10 ngày kể từ thời điểm đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: âm tính với virus SARS-CoV-2 (phương pháp PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên) và không còn một hoặc nhiều triệu chứng (sốt, ho, khó thở, tiêu chảy…).
Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA cũng không khuyến cáo phải xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người hiến máu.
Với các trường hợp tiếp xúc gần (F1), thời gian trì hoãn hiến máu sẽ áp dụng theo quy định của Bộ Y tế về cách ly y tế với F1. Cụ thể tại thời điểm hiện tại, theo Công văn số 762/BYT-DP ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế, thực hiện cách ly y tế 05 ngày với F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine phòng COVID-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1; và cách ly y tế 07 ngày với F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.