Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.260.495 ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 53.253 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 5.252.942 ca, trong đó có 2.905.548 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (560.671), Hà Nội (521.523), Bình Dương (327.930), Bắc Ninh (205.710), Nghệ An (183.206).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 147.780 ca/ngày.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.908.365 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.044 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.221 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 432 ca; Thở máy không xâm lấn: 98 ca; Thở máy xâm lấn: 290 ca; ECMO: 3 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 87 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.157 ca, chiếm tỷ lệ 0,8% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.075.303 mẫu tương đương 80.924.444 lượt người, tăng 153.308 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 198.904.850 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 181.862.922 liều: Mũi 1 là 70.884.517 liều; Mũi 2 là 67.736.215 liều; Mũi 3 là 1.492.598 liều; Mũi bổ sung là 14.365.201 liều; Mũi nhắc lại là 27.384.391 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.041.928 liều: Mũi 1 là 8.746.907 liều; Mũi 2 là 8.295.021 liều.

Lần đầu số ca mắc mới COVID-19 trong ngày giảm sau nhiều tuần liên tiếp tăng

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 09/3 đến 16h ngày 10/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 160.676 ca mắc COVID-19 mới, giảm 3.915 ca so với ngày trước đó.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (30.157), Nghệ An (11.141), Phú Thọ (5.891), Bình Dương (5.302), Sơn La (4.891), Hưng Yên (4.269), Hòa Bình (4.122), Cà Mau (3.914), Tuyên Quang (3.879), Lạng Sơn (3.872), Hải Dương (3.770), TP. Hồ Chí Minh (3.668), Nam Định (3.554), Hải Phòng (3.533), Quảng Trị (3.463), Lào Cai (3.229), Quảng Ninh (2.903), Bắc Giang (2.863), Đắk Lắk (2.814), Vĩnh Phúc (2.756), Thái Bình (2.722), Thái Nguyên (2.720), Quảng Bình (2.641), Ninh Bình (2.597), Hà Nam (2.427), Bình Phước (2.390), Bình Định (2.339), Điện Biên (2.265), Cao Bằng (2.245), Hà Giang (2.162), Lai Châu (2.151), Bắc Ninh (2.122), Yên Bái (2.049), Khánh Hòa (1.850), Đà Nẵng (1.824), Bến Tre (1.528), Lâm Đồng (1.467), Tây Ninh (1.427), Đắk Nông (1.337), Bắc Kạn (1.270), Thanh Hóa (1.105),

Chiều 10/3, Ban Chỉ đạo chống dịch COVID-19 của TP Hà Nội đã giao ban trực tuyến với các quận huyện.

Báo cáo tại phiên họp, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tuần qua trung bình ghi nhận 27.283 ca/ngày, tăng so với kỳ báo cáo trước; ngày cao nhất ghi nhận 32.650 ca.

Tính đến ngày 9/3, Hà Nội đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng, chiếm tỷ lệ 80% (93/109 mẫu) mẫu bệnh phẩm của các ca dương tính được giải trình tự gen ngẫu nhiên từ 4/12/2021 đến 1/3/2022; trong đó, chiếm ưu thế là biến thể phụ BA.2 (86/93 mẫu).

Theo đánh giá mức độ dịch trên địa bàn thành phố, đến nay Hà Nội có 66/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 1; 187/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 2; 326/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 3; không có xã, phường, thị trấn nào cấp độ 4. Về công tác tiêm chủng, toàn thành phố đã tiêm được 16.124.773 mũi tiêm.

Dữ liệu sức khỏe cá nhân được thiết lập đồng bộ với mã số công dân
Bộ Y tế vừa phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2022. Theo đánh giá của Bộ Y tế, hạ tầng công nghệ thông tin của ngành hiện chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu y tế tập trung để khai thác, phục vụ quản lý nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành; chưa có cơ chế cho việc khai thác dữ liệu và quy định về chủ sở hữu tài sản trí tuệ hình thành thông qua hợp tác ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành y tế.

Các đơn vị thuộc Bộ Y tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác chuẩn bị đầu tư thực hiện các dự án về công nghệ thông tin y tế;

Thiếu nguồn lực để triển khai đồng bộ nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành, đặc biệt các nguồn lực về tổ chức thực hiện, triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong các lĩnh vực khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân.

Do đó, tại kế hoạch, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu là bước đầu hình thành kho dữ liệu y tế, đặc biệt là lưu trữ dữ liệu từ các hệ thống thông tin do Bộ Y tế là chủ quản nhưng chưa thuộc quản lý của Bộ Y tế; hình thành phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu để khai thác kho dữ liệu, hướng tới đào tạo nhân lực về khoa học dữ liệu ngành y tế.

Đồng thời sẽ triển khai mở rộng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trong nhiều lĩnh vực, hướng tới bao phủ toàn dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Dữ liệu sức khỏe cá nhân được thiết lập đồng bộ với mã số công dân.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý nhà nước về dược, trang thiết bị y tế, trong một số lĩnh vực chuyên môn và phục vụ phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo tính chủ sở hữu của Bộ Y tế và tính hiệu quả của các kết quả.

Đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về y tế, bước đầu hình thành hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm trực tuyến.../.