Ngày 19/4, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “Điện Biên Phủ - Thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
Sáng 19/4, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức cuộc gặp mặt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954, với sự hiện diện của các cựu chiến binh, dân công, dân công hỏa tuyến và đại diện gia đình các liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sáng 19/4, 11 chiếc trực thăng của Không quân Việt Nam đã có mặt tại Sân bay Điện Biên để chuẩn bị tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chiều nay, tại Trung tâm Thông tấn quốc gia, Thông tấn xã Việt Nam đã tổ chức lễ khai trương chuyên trang thông tin và trưng bày ảnh online 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Hướng tới Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - 7/5/1954, từ ngày 16/4, tỉnh Ninh Bình thành lập 8 đoàn công tác đi thăm, tặng hơn 420 suất quà cho các gia đình là thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến (trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ) trên địa bàn tỉnh.
Sáng 17-4, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), đã diễn ra lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 năm về trước, các nhà báo đã tập trung đông đảo tại chiến trường Điện Biên. Đặc biệt, Báo quân đội nhân dân là đơn vị báo chí duy nhất đã xây dựng một tòa soạn Tiền Phương ở ngay chiến trường để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Đội ngũ làm báo này chỉ có 5 người nhưng thời gian 140 ngày đêm, từ ngày 28/12/1953 đến 16/5/1954, Toà soạn tiền phương đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, kịp thời xuất bản báo để tuyên truyền đường lối kháng chiến và phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Mỗi trang viết, mỗi dòng tin, mỗi tấm ảnh ngày ấy đã góp phần làm nên Chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trong thế kỷ XX.
Chiều 17/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công tôn tạo Khu đề kháng Him Lam và lễ đặt tên các đường phố thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Sáng 17/4, Lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Sáng nay 17/4 tại Trung tâm huấn luyện quân sự Quốc gia 4 (Trung tâm Miếu Môn) Hà Nội, Bộ Quốc Phòng đã tiến hành tổng duyệt các khối diễu binh, diễu hành, trình diễn phục vụ đại lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự gặp mặt, tri ân Chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức.
Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), chiều 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dâng hương tại Khu tưởng niệm đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; tặng quà, tri ân gia đình các chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Trong giới nghiên cứu về Việt Nam, nhà sử học người Pháp Alain Ruscio không hề xa lạ. Ông đã quyết định nghiên cứu lịch sử Việt Nam để hiểu rõ hơn về thắng lợi của các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống lại giặc ngoại xâm là những cường quốc thế giới. Với chiến dịch Điện Biên Phủ, ông đã có nhiều bài viết và cả ra sách với những nhận định có giá trị. Trong cuộc gặp gỡ gần đây nhất với PV TTXVN tại Pháp, nhà sử học khẳng định, sau 70 năm, trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị.
Vietnam Airlines cho biết, trong dịp Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chặng bay Hà Nội – Điện Biện sẽ được khai thác với tần suất bay cao tăng gần gấp đôi so với lịch bay hiện tại.
Góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên lừng lẫy năm Châu, chấn động địa cầu vào ngày 7/5/1954, có công sức của hàng vạn lượt thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, ngày đêm vận tải lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, PVTHTT đã có cuộc gặp gỡ, tri ân những người làm nhiệm vụ dân công hỏa tuyến năm xưa.
Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra từ ngày 24-30/4 tới, tại Rạp chiếu phim Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ 13/3 đến 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến với những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ năm nay, đoàn quân xe đạp thồ huyền thoại sẽ được tái hiện sinh động giúp người dân hiểu hơn về công tác hậu cần từ hậu phương đến tiền tuyến.
Sau Hơn 4 năm hình thành và phát triển, ngày nay Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh đã và đang từng ngày chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hướng tới Kỷ niệm 50 năm ngày Truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động, xin mời quý vị và các bạn cùng đến thăm, cảm nhận và hiểu hơn những hoạt động ở đơn vị đặc biệt này.
Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam vừa phối hợp với Đại học Thái Nguyên tổ chức chương trình giao lưu “Tự hào ATK – Điện Biên Phủ” với sự tham gia của các nhân chứng lịch sử và đông đảo giảng viên, sinh viên đến từ các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên.
Đã 70 năm trôi qua, những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều người đã không còn nữa. Số ít những người còn sống đều đã ở tuổi xưa nay hiếm. Với những cựu binh Pháp cũng vậy. Nhóm những người lính từng tham chiến ở Đông Dương, dù đếu đã trên 90, vẫn luôn nhớ đến 56 ngày đêm kinh hoàng và có mong muốn mang theo mình một chút đất của Điện Biên và tình yêu với Việt Nam khi vào cõi Vĩnh hằng. Phóng viên TTXVN đã có dịp tìm hiểu câu chuyện này.
70 năm đã trôi qua, những bộ phim về đề tài chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đưa đến cho khán giả cái nhìn chân thực, xúc động về những con người đã làm nên lịch sử dân tộc Việt Nam. Đã có nhiều bộ phim tài liệu, phim điện ảnh thực hiện thành công về đề tài Điện Biên Phủ, song năm nay lần đầu tiên Hãng phim hoạt hình Việt Nam góp sức với 2 tác phẩm về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - 7/5/1954, ngày 9/4 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình đã tổ chức gặp mặt 70 đại biểu là Chiến sỹ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến quê hương Thái Bình trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm ngày ký Hiệp định Genève , Trung tâm Lưu trữ quốc gia III - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước vừa giới thiệu những tài liệu lưu trữ quý giá liên quan đến những sự kiện trên.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) mở cửa thêm một số buổi tối trong tuần nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng dân công hỏa tuyến đã tham gia phục vụ với tinh thần "quyết chiến, quyết thắng". Bằng ý chí sắt đá và sức sáng tạo, lực lượng này đã lập nên những kỳ tích anh hùng, biến những phương tiện thô sơ thành những phương tiện vận tải tối ưu để cung cấp kịp thời vũ khí, lương thực phục vụ chiến đấu. 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, những thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến ngày ấy chưa bao giờ quên trận chiến “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Và trong những vệt ký ức bị thời gian bào mòn, họ vẫn không quên những đồng đội của mình đã nằm lại nơi chiến trường.
70 năm đã đi qua kể từ Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, nhưng khí thế, quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam trong “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn vẹn nguyên. Hình ảnh về một Điện Biên Phủ hùng tráng được khắc họa bằng âm nhạc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp mãi là những trang sử sáng chói của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
Nhằm giáo dục cho thiếu nhi về truyền thống, lịch sử của quê hương, đất nước, đặc biệt là ý nghĩa của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn – Hội đồng Đội tỉnh Điện Biên đã tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” với nhiều hoạt động, trải nghiệm ý nghĩa.
Ngày 4/4, tại thủ đô Algiers, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã tổ chức buổi họp báo nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024) và cung cấp cho báo chí và bạn bè Algeria nhiều thông tin liên quan đến hai sự kiện lịch sử này.
Với chủ đề 'Về với Điện Biên', Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, diễn ra từ ngày 26/3 - 2/4 với sự tham gia của 37 tỉnh, thành phố đã diễn ra thành công tốt đẹp, hội thi đã để lại nhiều ấn tượng, cung bậc cảm xúc cho khán giả tại các nơi biểu diễn.
Đèo Pha Đin hay còn gọi là Dốc Pha Đin nối liền giữa 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, con đèo này đã phải hứng chịu nhiều đau thương với hàng nghìn tấn bom đạn. 70 năm đã qua, đèo Pha Đin hôm nay được biết đến là 1 trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, cảnh đẹp mê hoặc du khách mỗi khi đặt chân đến mảnh đất cực Tây của Tổ Quốc.
Sáng 3/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã diễn ra Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp toàn quốc “Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 36” với chủ đề “Non sông liền một dải”. Đây là sự kiện hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024 và chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tối 2/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức bế mạc, tổng kết và trao giải Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc với chủ đề “Về với Điện Biên”.
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Ngày nay, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã có riêng một phòng về chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày những kỷ vật, trong đó đều mang trong mình những câu chuyện riêng như nhắc nhở về một giai đoạn lịch sử oanh liệt, hào hùng của cả dân tộc.
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên"
Ngày 27/3, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (tỉnh Vĩnh Phúc), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ xuất quân Tuyên truyền lưu động "Về với Điện Biên".
70 năm đã trôi qua, những người lính Điện Biên năm xưa, nay đã ở tuổi xưa nay hiếm. Mặc dù sức khỏe suy giảm , nhưng ở họ vẫn đầy ắp những ký ức không thể nào quên về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu của dân tộc. Đó là những ngày vô cùng gian khó nhưng rất đỗi hào hùng, họ đã cùng đồng đội làm “Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.
Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ hơn 20Km, xã Mường Phăng là vùng căn cứ địa cách mạng quan trọng, nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cũng tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng thay đổi toàn bộ cục diện, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những ngày tháng 3 hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vùng căn cứ địa Mường Phăng luôn tấp nập những đoàn người đến thăm.
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 20 – 27/3, Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức triển lãm ảnh chuyên đề “Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không thể không nhắc tới vai trò của những chiếc xe đạp thồ và những đóng góp to lớn của hậu phương Thanh Hóa trong chi viện sức người, sức của cho kháng chiến. 70 năm đã trôi qua, rất nhiều người trong đội hình dân công hỏa tuyến năm xưa giờ đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều người đã không còn nữa nhưng những ký ức về một thời hào hùng, tinh thần tất cả cho tiến tuyến của quân dân Thanh Hóa, luôn còn mãi.
Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 22/3 đã phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).
Những ngày tháng 3, tại tỉnh Điện Biên, Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam đã tổ chức Chương trình Về nguồn với sự tham gia của hơn 200 đại biểu cựu Thanh niên xung phong 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa, thiết thực hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sáng nay tại trung tâm huấn luyện quân sự Quốc Gia 4 (Miếu Môn), thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã chủ trì buổi kiểm tra huấn luyện diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng ĐBP, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và UBND tỉnh Điện Biên phát động Tháng Âm nhạc “Bài ca Điện Biên”.
Trong thời gian diễn ra Sự kiện Khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024, lượng khách đến Điện Biên đạt trên 80.000 lượt, trong đó có 725 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 140 tỷ đồng, góp phần tăng thu ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như tạo đà để du lịch Điện Biên "cất cánh"
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm trên trục đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là công trình văn hóa, nơi lưu giữ hàng nghìn tài liệu, hiện vật gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Mới đây Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 109 ngày 27/01/2024 Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. M ục tiêu tổng quát là đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng. Với những mục tiêu, phương án thực hiện cụ thể, bao trùm, rộng khắp, Quy hoạch tỉnh Điện Biên sẽ trở thành tiền đề, động lực cho sự phát triển của tỉnh.
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị còn có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo một số bộ, ngành, cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngày 16/3, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; đại biểu các nước cùng lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh tham dự chương trình.
Theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ, hơn 70 năm trước, lớp lớp thanh niên, trai tráng trên khắp mọi miền Tổ quốc hăng hái tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Các chiến sỹ Điện Biên hiện đang sinh sống tại huyện Tuần Giáo ngày ấy nay đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ký ức về những trận đánh oanh liệt trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên, họ đã gắn bó cả cuộc đời với Điện Biên Phủ anh hùng.
Vào dịp sinh nhật lần thứ 94 của mình, một nhân chứng Điện Biên Phủ đã thực hiện được nguyện vọng về thăm nơi đã diễn ra đám cưới của mình 70 năm trước. Đó là Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Toản – người vợ của một vị tướng lẫy lừng - Trung tướng Cao Văn Khánh, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông Bà từng có một “đám cưới nổi tiếng” vì diễn ra ngay sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, trong hầm Đờ Cát năm 1954.