Danh sách dòng sự kiện

  • Tuyển sinh lớp 10 công lập

    Tuyển sinh lớp 10 công lập

    Kỳ thi vào 10 dự kiến tổ chức vào đầu tháng 6/2024. Đây là kỳ thi mang tính bước ngoặt vì có ảnh hưởng rất lớn đến định hướng trong học tập cũng như tương lai sau này của các bạn học sinh.
  • Công ty Việt Á nâng khống giá kit test Covid-19

    Công ty Việt Á nâng khống giá kit test Covid-19

    Tháng 2/2020, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt đề tài nghiên cứu cấp quốc gia "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút corona mới 2019 (2019-nCoV)". Trong 17 thành viên tham gia đề tài có 14 người thuộc Học viện Quân y, 4 người của Công ty Việt Á. Một tháng sau, kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tạm thời và đến tháng 12/2020 lưu hành chính thức.Kit test của Việt Á sau đó được cung cấp cho nhiều tỉnh thành. Nghi ngờ doanh nghiệp này có dấu hiệu nâng khống giá và đưa hối lộ, tháng 12/2021, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an khởi tố vụ án. Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt cùng 5 cấp dưới bị bắt. Đến nay, Bộ Công an và công an các địa phương đã khởi tố hơn 70 người, trong đó có cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh cùng hàng loạt giám đốc CDC, cán bộ Sở Y tế các tỉnh. Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng cũng khởi tố một vụ án khác, bắt hai sĩ quan thuộc Học viện Quân y. Kết quả điều tra xác định, ngoài "bắt tay" với cán bộ, lãnh đạo các CDC để thông thầu, nâng khống giá, lãnh đạo Việt Á còn chi ngoài hợp đồng gần 800 tỷ đồng cho nhiều cá nhân, đơn vị.
  • Vụ án Vạn Thịnh Phát

    Vụ án Vạn Thịnh Phát

    Vụ án Vạn Thịnh Phát là một vụ án kinh tế nghiêm trọng xảy ra tại Việt Nam, liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Vụ án được khởi tố vào tháng 10 năm 2023, với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản và rửa tiền. BNEWS điểm lại một số nét chính của vụ án này. *Nội dung vụ án Ngày 17/11, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố đối với 86 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan. Trong số này, bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố 3 tội: "Đưa hối lộ;" "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng" và "Tham ô tài sản." Bị can Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước) bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ." Nhóm bị can còn lại bị đề nghị truy tố về các tội: "Tham ô tài sản," "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng," "Nhận hối lộ," "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ," "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng," "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản." *Cơ chế lừa đảo Theo kết luận điều tra, Trương Mỹ Lan là Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sở hữu số lượng lớn các công ty con, công ty liên kết; giao cho người nhà, người thân tín điều hành, quản lý. Bà Trương Mỹ Lan không nắm chức vụ tại Ngân hàng SCB nhưng là cổ đông chính ở đây, thời điểm ít nhất cũng giữ 85% cổ phần. Trương Mỹ Lan đã dùng SCB làm "kênh huy động vốn" cho cá nhân mình; cùng đồng phạm lập khống hồ sơ vay vốn để rút tiền trong SCB - vốn là tiền người dân, khách hàng gửi vào. Cơ quan điều tra xác định Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng của SCB. Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh số tiền lãi hơn 129.372 tỷ đồng. Như vậy, Trương Mỹ Lan đã gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng. *Bao che, nhận hối lộ Cùng vụ án, bị can Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát Ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước) bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ.” Với vai trò, trách nhiệm được giao là Trưởng đoàn thanh tra nhưng bị can Nhàn không báo cáo trung thực với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ về sai phạm, vi phạm của Ngân hàng SCB tại các dự án, phương án tái cơ cấu so với kết quả thanh tra mà đề xuất theo hướng giảm nhẹ sai phạm và kiến nghị tạo điều kiện cho ngân hàng này tiếp tục được tái cơ cấu. Kết quả điều tra xác định cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn với tư cách là Trưởng đoàn thanh tra đã nhận hối lộ 5,2 triệu USD để bao che, bưng bít cho các sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB. Hành vi làm trái công vụ, trái quy định pháp luật thanh tra của bị can Đỗ Thị Nhàn để giúp đỡ Trương Mỹ Lan, tạo điều kiện cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB thực hiện những hành vi sai phạm nối tiếp sai phạm. *Lừa đảo, chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng của nhà đầu tư Ngoài 3 tội danh đã bị đề nghị truy tố, Trương Mỹ Lan còn bị khởi tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua việc phát hành trái phiếu, nhưng hiện Cơ quan điều tra đã tách vụ án để xử lý sau. Trong hành vi này, bước đầu cơ quan chức năng xác định Trương Mỹ Lan và đồng phạm lừa đảo 30.000 tỷ đồng của 42.000 nhà đầu tư. Kết quả điều tra xác định từ năm 2018-2020, các nghi phạm có liên quan tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các công ty con thuộc tập đoàn cùng một số đơn vị đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật trong phát hành trái phiếu. Từ các hành vi gian dối trong phát hành trái phiếu, Trương Mỹ Lan và các bị can trong vụ án Vạn Thịnh Phát đã lừa đảo hơn 30.000 tỷ đồng của 42.000 nhà đầu tư. Do số lượng bị hại trong vụ án này rất lớn nên Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ủy thác cho Cơ quan Điều tra Công an các địa phương làm việc với các nhà đầu tư đã mua trái phiếu của Vạn Thịnh Phát. *Truy nã các bị can bỏ trốn Cũng liên quan đến vụ án, mới đây, Bộ Công an phát lệnh truy nã 7 bị can, do xác định những người này đã bỏ trốn. Những người bị truy nã gồm: Nguyễn Thị Thu Sương (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCB), Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCB), Chiêm Minh Dũng (cựu Phó Tổng giám đốc SCB), Trầm Thích Tồn (cựu Thành viên Hội đồng Quản trị SCB), Sun Henry Ka Ziang (thành viên Hội đồng Quản trị SCB, quốc tịch Trung Quốc), Lam Lee George (cựu thành viên Hội đồng Quản trị SCB) và Nguyễn Lâm Anh Vũ (cựu Phó giám đốc chi nhánh Bến Thành SCB). Cơ quan điều tra kêu gọi các bị can đầu thú để hưởng lượng khoan hồng, nếu không ra trình diện coi như từ bỏ quyền tự bào chữa và sẽ bị truy tố, xét xử.
  • Đại án

    Đại án "Tập đoàn Phúc Sơn"

    Cổng TTĐT Bộ Công an cho biết, ngày 26/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan; khởi tố, bắt tạm giam đối với 06 bị can gồm: Nguyễn Văn Hậu (tên thường gọi “Hậu Pháo”), sinh năm 1981, nơi ở hiện nay: Phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội; nghề nghiệp: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn. Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1977; nơi ở hiện nay: xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn; Đỗ Thị Mai, sinh năm 1985; nơi ở hiện nay: thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Kế toán trưởng Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn; Hoàng Thị Tuyết Hạnh, sinh năm 1987; nơi ở hiện nay: xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Kế toán viên Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn; Trần Hữu Định, sinh năm 1981, nơi ở hiện nay: xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Group. Nguyễn Hồng Sơn, sinh năm 1995; nơi ở hiện nay: xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Lao động tự do. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng điều tra vụ án do Nguyễn Văn Hậu và đồng phạm thực hiện xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (viết tắt Tập đoàn Phúc Sơn), Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long (viết tắt Công ty Bất động sản Thăng Long) và các đơn vị liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 16/QĐ-CSKT-P7 ngày 26/02/2024. Căn cứ lời khai của Nguyễn Văn Hậu, các bị can, đối tượng liên quan, tài liệu điều tra xác minh tại 03 tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan; thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước, ngày 07/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố bổ sung vụ án và khởi tố các cá nhân. Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bổ sung vụ án về các tội “Nhận hối lộ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” xảy ra tại tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Quãng Ngãi, tỉnh Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan
  • Điểm nóng Ukraine - Nga

    Điểm nóng Ukraine - Nga

    Ngày 24/2/2022, Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào Ukraine. Xung đột quân sự Nga - Ukraine - một sự kiện làm rung chuyển toàn cầu trong thời gian qua được đánh giá sẽ tác động không nhỏ tới cấu trúc an ninh khu vực châu Âu, thậm chí cả cục diện chính trị thế giới. Mọi nỗ lực ngoại giao, đàm phán đối thoại được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay để có thể chấm dứt chiến sự, hạ nhiệt và tìm lối thoát cho cuộc khủng khoảng này.
  • Hào khí Điện Biên

    Hào khí Điện Biên

    Ngày 7/5/1954, trên đại ngàn Tây Bắc, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạp bằng mọi khó khăn thử thách, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ, làm nên chiến thắng “ lừng lẫy năm châu” “chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây cũng là lần đầu trong lịch sử, một đội quân viễn chinh lớn của một đế quốc phương tây bị tiêu diệt tại một nước thuộc địa. Các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trên khắp cả nước; ký ức về những trận đánh lớn và bài học lịch sử về chiến lược quân sự, đánh giá của những nhà chuyên môn về giá trị của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, sự hi sinh của những liệt sỹ nằm lại ở chiến trường Điện Biên Phủ; câu chuyện về những chiến sỹ Điện Biên năm xưa; dân công hỏa tuyến.
banner_cat banner_cat banner_cat