Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro bởi dịch bệnh, thời tiết, thiên tai… Điều này có nghĩa, tín dụng đầu tư cho lĩnh vực này cũng đối mặt với cả thời cơ và thách thức. Hoạt động trong lĩnh vực được cho là nhiều rủi ro, nhưng Agribank luôn nỗ lực đa dạng kênh dẫn vốn đến địa bàn “Tam nông”, mang nguồn vốn tín dụng đến tận tay người dân.
Ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển “Tam nông”
Thành lập ngày 26/3/1988, Agribank có nhiệm vụ chính là cung ứng vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đến nay, Agribank đã trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank luôn phát huy vai trò tiên phong của ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước trong việc thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 1,31 triệu tỷ đồng, trong đó dành gần 70% dư nợ cho vay đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng “Tam nông” tại Việt Nam.
Thực hiện chính sách của Nhà nước, mỗi năm, Agribank dành hàng ngàn tỷ đồng áp dụng lãi suất ưu đãi đối với sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Agribank đang triển khai hiệu quả một số chương trình tín dụng chính sách và 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Agribank đã hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối với 61 huyện nghèo với dư nợ hơn 580 tỷ đồng; cho vay theo Quyết định 63, 65, 68 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp với dư nợ hơn 1.270 tỷ đồng; cho vay tái canh cây cà phê với dư nợ hơn 240 tỷ đồng; cho vay chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67 với dư nợ hơn 3.270 tỷ đồng…
Đối với cho vay xây dựng nông thôn mới, Agribank triển khai cho vay đến 100% số xã trên toàn quốc với dư nợ đạt gần 600 ngàn tỷ đồng, trong đó trên 50% nguồn vốn cho vay xây dựng nông thôn mới để đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp giúp nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản chủ lực; gần 35% nguồn vốn đầu tư cho dịch vụ thương mại; trên 15% nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…
Thông qua triển khai các chương trình tín dụng chính sách, Agribank đã và đang đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo động lực để nông nghiệp phát huy vai trò là “bệ đỡ” của nền kinh tế. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chính sách tín dụng Ngân hàng, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến… góp phần nâng cao dân trí của người dân, tạo niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nguồn vốn Ngân hàng tiếp cận tận tay người dân, không để tín dụng đen có “đất” sống
Trong khi các Ngân hàng thương mại “bám trụ” chủ yếu ở thành phố, thì Agribank luôn nỗ lực không ngừng đa dạng hóa các kênh dẫn vốn, đưa dịch vụ ngân hàng đến địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa của cả nước.
Thực hiện chủ trương của Chính Phủ về “Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ Ngân hàng phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa”, từ cuối năm 2017, Agribank tiên phong triển khai Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng nhằm mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ Ngân hàng cho các hộ sản xuất, cá nhân ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa góp phần phát triển sản xuất hàng hóa, đẩy lùi nạn tín dụng đen, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư.
Đến nay, Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Agribank đã thực hiện hơn 15.000 phiên giao dịch, phục vụ gần 1,7 triệu lượt khách hàng tại địa bàn 454 xã trong cả nước; thực hiện giải ngân hơn 6.100 tỷ đồng, thu nợ hơn 6.830 tỷ đồng, huy động tiết kiệm hơn 3.760 tỷ đồng, và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác. Việc triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đã góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu của bà con nông dân; giảm chi phí, thời gian đi lại, đảm bảo an toàn về tài sản và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.
Nhận thức trách nhiệm của Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định không đứng ngoài cuộc và nỗ lực triển khai đa dạng các giải pháp góp phần hạn chế nạn tín dụng đen đang tồn tại, gây ra các vấn đề nhức nhối trong xã hội. Agribank tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp Ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm để chuyển tải nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Đến nay, Agribank triển khai trên 68.000 tổ vay vốn với gần 1,4 triệu thành viên, dư nợ cho vay đạt gần 180.000 tỷ đồng.
Bằng việc kết hợp Điểm giao dịch lưu động với cho vay qua tổ vay vốn, Agribank đã khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho “Tam nông”, cải thiện đời sống của người dân, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, tăng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
Tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho mọi người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen, Agribank đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, thời gian giải ngân nhanh, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vốn đột xuất, chính đáng của người dân tại khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế khó khăn. Với việc đơn giản hóa thủ tục, chương trình tín dụng tiêu dùng quy mô 5.000 tỷ đồng của Agribank đến nay đã đạt doanh số cho vay gấp 9 lần quy mô ban đầu, với 600.000 lượt khách hàng là hộ gia đình, cá nhân được bổ sung vốn phục vụ nhu cầu hợp pháp và cấp thiết, nâng cao đời sống. Gần đây nhất, nhận thấy những khó khăn mà người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực thành thị gặp phải do đại dịch Covid-19 gây ra, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi đối với khách hàng cá nhân khu vực đô thị. Sau thời gian ngắn triển khai, doanh số giải ngân đã đạt trên 2.000 tỷ đồng với hơn 2.500 khách hàng được tiếp cận vốn vay.
Đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, góp phần hạn chế và đẩy lùi nạn tín dụng đen, đơn giản hóa các khoản tiêu dùng nhỏ lẻ, đồng thời gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và các dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại, Agribank triển khai Đề án phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn. Với lợi thế về chính sách hỗ trợ ưu đãi, thủ tục đơn giản, linh hoạt, đến nay, đã có hơn 260.000 thẻ và hơn 2.500 thiết bị POS được lắp đặt mới.
Đầu tư vào lĩnh vực được cho là bấp bênh, nhiều rủi ro, song, Agribank luôn kiên trì, bền bỉ tìm ra những giải pháp mới - hướng đi riêng, đưa nguồn vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng đến địa bàn nông thôn, góp phần thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, không để tín dụng đen có “đất” hoạt động.
Định hướng trong thời gian tới, Agribank vẫn lấy “Tam nông” làm trong tâm, là địa bàn chiến lược trong quá trình hoạt động và phát triển. Agribank cam kết sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp pháp của người dân để phát triển sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển sản phẩm dịch vụ, quan tâm đến việc đổi mới phương thức cho vay, cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục cho vay để đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà Đảng, Nhà nước giao phó./.
VNEWS | 22-02-2022, 10:24
25-11-2024, 17:16
25-11-2024, 21:25
19-11-2024, 20:42
23-11-2024, 07:09
10-10-2023, 22:05
23-11-2024, 19:42
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN
Nhận các thông báo từ Truyền hình Thông tấn
Ngày 26/11, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 (Cục Cảnh sát giao thông) lập biên bản xử lý đối với tài xế lùi ô tô ở đường một chiều, tại đường dẫn lối ra của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.;
26-11-2024, 20:03
"Có những người thầy, không chỉ dạy bạn kiến thức mà còn truyền cảm hứng và định hình con người bạn”. Nhà báo Nguyễn Văn Vinh trong ký ức của nhiều thế hệ phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên Trung tâm Truyền hình thông tấn là như vậy. “Anh Vinh-Thầy Vinh” đã trở thành tên gọi quen thuộc, thân thương mà VNews dành cho người thầy, người đồng nghiệp, người bạn lớn.;
26-11-2024, 13:07
Ngày 26/11, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòn Đất (Kiên Giang) Đào Xuân Nha cho biết, các cơ quan chức năng đang điều tra, xử lý vụ người dân điều khiển thiết bị bay không người lái (drone) va chạm với người đi đường gây tai nạn chết người trên địa bàn xã Mỹ Hiệp Sơn thuộc huyện Hòn Đất.;
26-11-2024, 11:59
Những ngày này, vườn hồng cổ gần 130 năm tuổi ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã thu hút hàng trăm du khách đến tham quan, check-in. Những vườn hồng cổ nơi đây kết nối cùng Khu di tích đặc biệt Kim Liên và chùa Đại Tuệ đã tạo nên điểm tham quan, du lịch liên hoàn cho khu vực.;
26-11-2024, 11:53
Nhận định về tình hình không khí lạnh, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, ngày 26/11, không khí lạnh ảnh hưởng tới khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 26/11 trở đi, phía Đông Bắc Bộ, phía Tây Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra đợt rét với nhiệt độ thấp nhất ở khu vực Bắc Bộ phổ biến khoảng 16-18 độ C, vùng núi có nơi từ 11-13 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.;
26-11-2024, 11:04
Trong hơn hai thập kỷ cống hiến tại Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và gần hai thập kỷ làm việc cho hãng tin Reuters, nhà báo Nguyễn Văn Vinh đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Đặc biệt, ông đã vinh dự được góp mặt trong nhóm phóng viên đưa tin về chuyến bay vào vũ trụ của đội bay quốc tế Việt - Xô với hai nhà du hành vũ trụ Viktor Vassilyevich Gorbatko và Phạm Tuân vào năm 1980. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng không chỉ đưa phi công Phạm Tuân trở thành người Việt Nam, người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ mà còn khẳng định Việt Nam chính thức có tên trong bản đồ du hành vũ trụ quốc tế. Cùng tác nghiệp trong nhóm phóng viên đưa tin về chuyến bay lịch sử đó, nhà báo Phạm Tiến Dũng, nguyên Trưởng ban Biên tập ảnh TTXVN khi đó là phóng viên thường trú của TTXVN tại Matxcova, sau này có một tình bạn lâu bền với nhà báo Nguyễn Văn Vinh. Ký ức trong ông về người đồng nghiệp vẫn vẹn nguyên như thủa nào.;
26-11-2024, 10:41