Ngày 24/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng từ chức để đổi lấy việc Kiev gia nhập NATO, nếu điều kiện này được đề xuất.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định, việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Trong bối cảnh Ukraine đang chật vật chống chọi với các cuộc tấn công dồn dập từ phía Nga, Tổng thống Volodymyr Zelensky lại nêu vấn đề gia nhập NATO, song khẳng định chỉ nhận lời mời gia nhập liên minh quân sự này nếu lời mời đó bao gồm toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
Trong buổi trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Đức (ZDF) ngày hôm qua (24/10), Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng không thể mời Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngay vào thời điểm này. Tuyên bố trên đã “dội gáo nước lạnh” vào yêu cầu trước đó của Tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky khi nhà lãnh đạo Kiev đã liên tục hối thúc NATO cho phép nước này được gia nhập khối và coi đây là một trong những điểm mấu chốt của “Kế hoạch chiến thắng” nhằm chấm dứt xung đột với Nga.
Sau hơn 2 năm chờ đợi, ngày 7/3, Thụy Điển đã chính thức trở thành thành viên thứ 32 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tân Tổng thống Hungary Tamas Sulyok đã ký ban hành luật chấp thuận Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là bước đi mang tính quy tắc cuối cùng để Stockholm trở thành thành viên thứ 32 của liên minh quân sự này.
Sau hơn một năm chờ đợi, nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển đã gần tới đích. Ngày 2/3, Chủ tịch Quốc hội Hungary đã ký dự luật phê chuẩn yêu cầu trên của Thụy Điển và chuyển lên Văn phòng Tổng thống để ký ban hành.
Ngày 26/2, Quốc hội Hungary đã nhất trí thông qua dự luật chấp thuận đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển sau hơn 18 tháng trì hoãn, qua đó giúp xóa bỏ rào cản cuối cùng đối với nỗ lực trở thành thành viên NATO của quốc gia Bắc Âu này.
Thủ tướng Hungary cho biết nước này có thể phê chuẩn việc kết nạp Thụy Điển vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngay trong tháng này. Hiện Hungary là thành viên cuối cùng của NATO chưa phê chuẩn cho Thụy Điển.
Ngày 25/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chính thức phê chuẩn sắc lệnh chấp thuận tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển sau nhiều tháng trì hoãn. Động thái này diễn ra chỉ hai ngày sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua dự luật ủng hộ nỗ lực của Thụy Điển gia nhập NATO.
Ngày 25/1, Chính phủ Thụy Điển cho biết, Thủ tướng nước này Ulf Kristersson đã đề nghị gặp người đồng cấp Hungary Viktor Orban tại thủ đô Brussels của Bỉ vào tuần tới, với hy vọng xóa bỏ trở ngại còn lại đối với nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngày 24/1, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tái khẳng định ủng hộ kết nạp Thụy Điển làm thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngày 23/1, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí thông qua dự luật chấp thuận đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển. Bước đi này đã gỡ được rào cản lớn trong nỗ lực mở rộng NATO, sau 20 tháng bị trì hoãn.
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ không bỏ phiếu về việc Thụy Điển gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước thời điểm giữa tháng 1 tới, qua đó tiếp tục trì hoãn nỗ lực mở rộng khối quân sự này. Thông tin được đưa ra vào ngày hôm qua.
Ngày 26/122, Ủy ban đối ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua đơn gia nhập NATO của Thụy Điển. Đây là bước đi quan trọng trong nỗ lực mở rộng khối quân sự này, sau 19 tháng trì hoãn do Ankara yêu cầu Stockholm đưa ra nhiều nhượng bộ trong vấn đề an ninh.
Ngày 27/11, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận đề nghị gia nhập liên minh của Thụy Điển "càng sớm càng tốt".
Ngày 16/11, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã trì hoãn cuộc bỏ phiếu về việc phê chuẩn Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhằm có thêm thời gian thảo luận về vấn đề này.
Ngày 23/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chính thức trình Quốc hội nước này hồ sơ của Thụy Điển xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngày 26/9, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Tổng thống Tayyip Erdogan cho hay Quốc hội nước này sẽ thực hiện cam kết phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển, nếu phía Mỹ mở đường cho thương vụ bán máy bay tiêm kích F-16 cho Ankara.
Sau nhiều nỗ lực thuyết phục của các nước thành viên trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ngày 12/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cho biết ông sẽ chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển lên Quốc hội nước này để tiến hành biểu quyết thông qua ngay khi các nhà lập pháp nhóm họp trở lại vào ngày 1/10 tới.
Chính phủ Hungary ngày 11/7 tuyên bố ủng hộ việc Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Động thái diễn ra ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ “bật đèn xanh” cho việc gia nhập NATO của quốc gia Bắc Âu.
Ngày 10/7, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, sau cuộc hội đàm giữa ông cùng Thủ tướng Thụy Điển và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara đã đồng ý chuyển đơn xin gia nhập NATO của Stockholm lên Quốc hội nước này để thông qua. Động thái ngay lập tức đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều nhà lãnh đạo thế giới.
Ngày 10/7, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết các nước thành viên trong liên minh quân sự này hiện vẫn chưa đạt được đồng thuận về triển vọng gia nhập của Ukraine.
Ngày 10/7, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba cho biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đã quyết định bỏ yêu cầu Kiev phải thực hiện Kế hoạch hành động để có tư cách thành viên như một phần trong quy trình gia nhập liên minh quân sự này.
Tháng 5/2022, Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO. Đây là một quyết định trái ngược với truyền thống trung lập vốn đã gắn liền với bản sắc dân tộc của quốc gia này. Tuy nhiên, quyết định này của Thụy Điển đã được Mỹ nhiệt tình ủng hộ. Hơn một năm sau đơn xin gia nhập, ngày 9/7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có động thái trực tiếp đầu tiên ủng hộ quốc gia đồng minh Thụy Điển khi tiến hành điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan về quyết định kết nạp Thụy Điển. Vượt qua những tranh cãi với Thổ Nhĩ Kỳ có thể đưa Thụy Điển tiếp cận gần nhất với khối liên minh quân sự hàng đầu hành tinh này, đồng thời cũng mở ra một tương lai mới đối với những xung đột dai dẳng tại Ukraine.
Trong một tuyên bố bất ngờ, ngày 10/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayif Edorgan đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) mở đường để Ankara gia nhập khối này, như một điều kiện để Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đề xuất của Thụy Điển về việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đai Tây Dương (NATO).
Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9/7 thông báo ông Tayyip Erdogan cùng ngày đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden để thảo luận về nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển.
Ngày 6/7, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã không “bật đèn xanh” cho việc Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này. Tuy nhiên, trong cuộc họp diễn ra ngày hôm qua, hai bên đã nhất trí sẽ có thêm một cuộc thảo luận tiếp theo vào ngày 10/7 tới.