Cả 3 lần gặp Bác Hồ, bà Phạm Kiều Phượng đều khóc nức nở, không sao kìm được. Nguyên nhân có lẽ một phần vì lòng kính yêu với Bác Hồ và nỗi tủi thân khi cuộc đời quá nhiều cơ cực đã khiến bà xúc động.
Đã nhiều năm nay, ngày Quốc khánh là thời điểm thiêng liêng đối với bà Phạm Kiều Phượng (sinh năm 1942), con gái Đại đội trưởng Phạm Văn Bái, hy sinh trong trận Mạo Khê Mỏ ngày 31/3/1951.
Bà lặng lẽ theo dõi những chương trình truyền hình, lần giở tấm ảnh duy nhất của người cha và hồi tưởng lại những sự kiện trong cuộc đời mình, một cuộc đời nhiều đau khổ song cũng đầy tự hào.
Thời niên thiếu nhọc nhằn
Bà Phượng quê ở Vĩnh Phúc. Từ khi bà còn rất nhỏ, cha mẹ đã giác ngộ và trở thành những chiến sỹ cách mạng năng nổ.
Liệt sỹ Phạm Văn Bái là con một nên gia đình thường ngăn cản, không muốn cho ông tham gia cách mạng. Biết vậy, nên năm 1946, ông rời nhà, đầu quân vào bộ đội chủ lực, được giao làm chỉ huy tiểu đội, đóng quân tại Chiến khu Sơn Dương (gần Tân Trào).
Hình ảnh ông Bái đeo súng ngắn, dẫn đầu hàng quân rất oai phong, lẫm liệt đã theo bà Phượng đi suốt cuộc đời, cũng là ký ức đẹp nhất của bà về người cha.
“Cha tôi tham gia chiến dịch Cao Bắc Lạng cùng bộ đội ta giành chiến thắng. Năm 1949, ông lại tiếp tục tham gia Chiến dịch Biên giới. Rồi đơn vị của ông được giao nhiệm vụ tấn công đồn Mạo Khê trong Chiến dịch Hoàng Hoa Thám. Từ đó, ông mãi mãi không trở về. Gia đình nhận được mảnh giấy báo tử mà không biết ông được chôn cất ở đâu,” bà Phượng kể.
Ở quê nhà, mẹ của bà Phượng là Nguyễn Thị Mai cũng bị quân Pháp bắt khi tham gia rải truyền đơn. Bà Mai bị tra tấn dã man rồi bị giam ở gần nhà thờ An Định, Vĩnh Phúc. Lúc đó, bà mới sinh con trai được vài tháng. Đứa trẻ khóc ngằn ngặt vì đói sữa. Vậy là cô bé Phượng bế em vào trại giam ở cùng với mẹ và trông em những lúc mẹ bị đưa đi thẩm vấn.
Sau này, bà Mai bị quân Pháp chuyển đi nơi khác. Ông bà nội cũng lần lượt qua đời, Phượng bắt đầu sống cuộc đời của một đứa trẻ mồ côi.
“Nghĩ ngợi mãi rồi tôi đánh liều viết thư cho ông Kim Ngọc, một người đồng đội thân thiết của cha. Lúc đó, ông Ngọc đang là Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, 'cha đẻ của khoán hộ'. Thế là ông đưa tôi về sống cùng gia đình, cho tôi đi học tiếp và coi tôi như con,” bà Phượng kể.
Nhờ đó, bà được tiếp tục đến trường, được bố trí công việc ở Sở Ngoại thương rồi Ty Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc.
Vừa khóc vừa gọi Bác Hồ
Chính trong thời gian công tác ở Vĩnh Phúc, bà Phượng đã có cơ duyên gặp Bác Hồ. Những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đã trở thành ký ức không phai đối với bà suốt cả cuộc đời. Trong câu chuyện với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, cứ nhắc đến Bác Hồ là bà lại khóc.
“Ba lần được gặp Bác Hồ thì cả ba lần tôi đều nức nở, không sao kìm được. Mà tôi không phải người dễ khóc. Suốt thời ấu thơ cơ cực, đói khổ về vật chất lẫn tinh thần, cả khi vào tù sống cùng với mẹ, tôi cũng không hề khóc,” bà tâm sự.
Năm 1961, Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường. Bác hỏi han tình hình sản xuất, động viên mọi người cố gắng.
“Ở tuổi này, tôi không còn nhớ cụ thể Bác dặn dò những gì, chỉ nhớ rằng tôi cùng mọi người vây xung quanh Bác mà reo ‘Hoan hô Bác, hoan hô Bác’,” bà Phượng kể.
Trong trí nhớ của bà, Hồ Chủ tịch giản dị nhưng có khí chất lãnh tụ rất rõ ràng, khiến những người xung quanh Bác vừa hân hoan, vừa choáng ngợp.
“Dù ở rất gần Bác nhưng dường như lúc đó tai tôi ù đi, không còn nghe rõ Bác nói gì nữa. Tôi chỉ biết chăm chú ngắm nhìn Bác dù mắt thì đang nhòe đi vì xúc động,” bà nhớ lại.
Năm 1963, Bác còn về thăm Vĩnh Phúc thêm hai lần. Bà Phượng lúc đó đang công tác tại Sở Ngoại thương, đi thu mua dứa của người dân bên đường thì thấy đoàn xe của Bác đi qua. Cả hai lần đó, bà Phượng đều chạy theo xe của Bác, vừa vẫy tay vừa gọi: “Bác ơi, Bác.”
“Lúc đó, xe đi ngang qua khu vực người dân họp chợ nên đi rất chậm, Bác cũng vẫy tay chào mọi người. Tôi thì cứ chạy theo xe cho đến khi khuất hẳn, vừa gọi Bác vừa khóc,” bà Phượng kể.
Có lẽ lòng kính yêu với Bác Hồ và nỗi tủi thân khi cuộc đời quá nhiều cơ cực đã khiến bà xúc động đến vậy khi gặp vị Cha già dân tộc.
Trưởng thành, bà lập gia đình và có một cuộc sống êm ấm. Người bà mang ơn rất nhiều là Bí thư Kim Ngọc. Sự nghiêm khắc và cả tình thương yêu của ông là niềm an ủi cho một người thiếu vắng cha mẹ từ khi mới 9 tuổi. Sinh thời, ông luôn trăn trở và dặn dò bà Phượng phải đi tìm mộ liệt sỹ Phạm Văn Bái.
Một ngày, bà đọc thông tin trên báo về Câu lạc bộ Trái tim người lính là nơi kết nối thông tin của các cựu chiến binh. Bà chủ động tìm đến người sáng lập là Đại tá-nhà văn Đặng Vương Hưng và kể câu chuyện của mình. Nhờ đó, bà được kết nối với nhiều người đồng đội cùng sát cánh với liệt sỹ Phạm Văn Bái trong trận Mạo Khê Mỏ. Trải qua nhiều lần tìm kiếm, cuối cùng bà Phượng cũng tìm thấy nơi cha mình yên nghỉ.
Giờ đây, ở tuổi 80, bà đang lên kế hoạch kết hợp với Câu lạc bộ Trái tim người lính, thành lập một thư viện mang tên liệt sỹ Phạm Văn Bái đặt tại Vĩnh Phúc.
“Cha tôi hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ. Những người lính như ông đã chịu quá nhiều gian khó, quyết hiến dâng tuổi xanh của mình cho đất nước. Đó là lý tưởng của cha tôi và tôi luôn yêu quý kính trọng điều đó. Việc thành lập thư viện cũng là để lan tỏa lý tưởng tốt đẹp đó đến thế hệ trẻ,” bà chia sẻ./.
Đại tá Đặng Vương Hưng cho hay bà Phạm Kiều Phượng là một trong những thành viên tích cực của Câu lạc bộ Trái tim người lính. Bà từng đi nhiều nơi để kể về câu chuyện của gia đình mình và quá trình đi tìm mộ liệt sỹ để chia sẻ thông tin với những người cùng hoàn cảnh với mình. “Ý tưởng thành lập thư viện Phạm Văn Bái rất có ý nghĩa. Chúng tôi hình dung một thư viện như thế sẽ có hàng nghìn cuốn sách và vài chiếc máy tính nối mạng internet. Đối tượng thụ hưởng không ai khác là thế hệ trẻ. Bà Phạm Kiều Phượng tin rằng bằng việc làm mang tính nhân văn và ý nghĩa văn hoá đó, tên tuổi người cha kính yêu của mình sẽ còn mãi với đời,” Đại tá Đặng Vương Hưng nói. |
VNEWS | 04-09-2022, 09:35
21-11-2024, 21:48
22-11-2024, 08:23
18-02-2024, 07:29
22-11-2024, 08:22
22-11-2024, 08:33
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN
Nhận các thông báo từ Truyền hình Thông tấn
Giá vàng thế giới chạm mức cao nhất hơn 1 tuần qua, khiến giá vàng trong nước sáng 22/11 vẫn tiếp đà tăng.;
22-11-2024, 10:36
Ngày 22/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn. ;
22-11-2024, 10:01
Mặc dù công an thành phố Hà Nội đã và đang quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng vào ban đêm, tuy nhiên, vì tính cách ngông cuồng, thiếu sự quản lý từ gia đình, một số đối tượng vẫn có hành vi vi phạm. ;
22-11-2024, 09:57
Theo thông tin từ Công an thành phố Hải Phòng, vào 0 giờ 15 phút ngày 21/11, tại vũ trường New MDM (địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra vũ trường này.;
22-11-2024, 09:06
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An, hiện nay vẫn còn một số đơn vị nợ phát sinh trước ngày 1/1/2015 và nợ phát sinh sau ngày 1/1/2015. Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các Ban quản lý dự án và các chủ đầu tư nghiêm túc rà soát, đối chiếu, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản. Các đơn vị này cũng phải chịu trách nhiệm nếu không báo cáo chính xác, đầy đủ về số nợ đọng xây dựng cơ bản của đơn vị mình.;
22-11-2024, 08:41
Tối 21/11 theo giờ địa phương, Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận quân đội nước này đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik tấn công một nhà máy sản xuất thiết bị không gian của Ukraine. ;
22-11-2024, 08:33