Một số người không bao giờ mắc COVID-19, còn gọi là hiện tượng “Never COVID", một bí ẩn mà giới khoa học vẫn đang tìm hiểu.
Một trong những bí ẩn lớn đã xuất hiện từ đại dịch COVID-19, vẫn đang được các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm điều tra, đó là lý do tại sao một số người mắc COVID-19 và những người khác thì không, ngay cả khi họ tiếp xúc với virus như nhau.
Chúng ta đã biết có nhiều gia đình, tất cả các thành viên đã mắc COVID và phải cách ly vì đại dịch, nhưng cũng có rất nhiều câu chuyện về những cặp vợ chồng, người mắc người không, những gia đình, nhóm đồng nghiệp có người “miễn nhiễm” với COVID-19.
Danny Altmann, Giáo sư miễn dịch học tại Đại học Imperial College London, nói với CNBC rằng các nghiên cứu chỉ ra khả năng bị nhiễm bệnh trong một hộ gia đình khi có một trường hợp dương tính “không cao như bạn tưởng tượng”.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm hiểu lý do tại sao một số người dường như không bao giờ mắc COVID, còn gọi là “Never Covid”. Tháng trước, một nghiên cứu mới được công bố bởi Đại học Hoàng gia London cho thấy những người có mức tế bào T (một loại tế bào trong hệ miễn dịch) cao hơn do nhiễm virus cảm lạnh thông thường ít có khả năng nhiễm SARS-CoV-2.
Tiến sĩ Rhia Kundu, tác giả của nghiên cứu trên, nói rằng “việc tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 không phải lúc nào cũng dẫn đến nhiễm bệnh và chúng tôi rất muốn hiểu tại sao”. Bà nói thêm, "chúng tôi phát hiện ra rằng lượng tế bào T tồn tại từ trước, được tạo ra bởi cơ thể khi bị nhiễm các virus Corona khác ở người như cảm lạnh thông thường, có thể bảo vệ chống lại lây nhiễm COVID-19”.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Kundu cũng cảnh báo rằng, “mặc dù đây là một khám phá quan trọng, nó chỉ là một hình thức bảo vệ, và tôi nhấn mạnh rằng không ai nên dựa vào điều này. Thay vào đó, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước COVID-19 là tiêm phòng đầy đủ, bao gồm cả tiêm liều nhắc lại”.
Vai trò của vaccine
Tiêm vaccine COVID-19 hiện đã phổ biến, các mũi tiêm nhắc lại cũng đang được triển khai rộng rãi và trẻ nhỏ đang được tiêm chủng ở nhiều quốc gia, khi các chính phủ nỗ lực bảo vệ càng nhiều người càng tốt khỏi biến thể Omicron dễ lây truyền hơn.
Vaccine COVID-19 đã được chứng minh là làm giảm các trường hợp nhiễm bệnh nặng, nhập viện và tử vong, đồng thời vẫn có hiệu quả phần lớn đối với các biến thể đã biết của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, chúng không hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa nhiễm virus và khả năng miễn dịch mà vaccine cung cấp sẽ suy giảm theo thời gian, và đã bị tổn hại phần nào bởi Omicron.
Andrew Freedman, một học giả về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Cardiff (Anh), nói rằng lý do một số người mắc COVID-19 và những người khác thì không "là một hiện tượng được công nhận rõ ràng và có lẽ liên quan đến khả năng miễn dịch do tiêm chủng, nhiễm bệnh từ trước hoặc cả hai."
“Chúng ta biết rằng nhiều người vẫn bị nhiễm Omicron (hầu hết là nhẹ) dù đã được tiêm phòng đầy đủ, kể cả mũi nhắc lại. Tuy nhiên, việc tiêm phòng vẫn làm giảm nguy cơ mắc Omicron và phản ứng của mỗi người là khác nhau. Một số người nhiễm và những người khác thì không cho dù có sự tiếp xúc rất đáng kể”, ông Freedman nói.
Lawrence Young, Giáo sư về ung thư học phân tử tại Đại học Warwick, nói rằng dữ liệu ban đầu cho thấy những người này đã có được khả năng miễn dịch một cách tự nhiên sau những lần khỏi cảm lạnh thông thường trước đây.
Giáo sư Young cho biết, khi đề cập đến các phản ứng miễn dịch khác nhau đối với COVID-19, “chắc chắn khả năng miễn dịch phản ứng chéo từ các lần nhiễm trước đây với virus Corona cảm lạnh thông thường có thể là một yếu tố góp phần chính, đặc biệt là những người này có thể có thêm lợi ích miễn dịch từ việc tiêm chủng . ”
Giáo sư Young nhấn mạnh, các nghiên cứu sâu hơn về “Never Covid” sẽ giúp phát triển hiểu biết tốt hơn về phản ứng miễn dịch với SARS-CoV-2, về “những khía cạnh nào của phản ứng chéo là quan trọng nhất, và làm thế nào khai thác thông tin này để tạo ra vaccine chống mọi biến thể Covid”.
Yếu tố di truyền
Một câu hỏi khác đã đặt ra trong đại dịch là tại sao hai người cùng mắc COVID-19 lại có thể phản ứng khác nhau với bệnh: một người có thể có các triệu chứng nặng, và người kia có thể không có triệu chứng. Câu trả lời có thể nằm ở gien của chúng ta.
Nhà nghiên cứu Altmann của Đại học Imperial nói rằng ông và các đồng nghiệp của mình đã tiến hành nghiên cứu về di truyền miễn dịch và nhiễm COVID-19, và đã phát hiện ra rằng nguyên nhân nằm ở sự khác biệt giữa hệ miễn dịch của mỗi người.
Nghiên cứu tập trung vào các gien HLA (kháng nguyên bạch cầu ở người) khác nhau và đang xem xét cách những gien này có thể ảnh hưởng đến phản ứng của một người với COVID-19, với một số loại HLA khiến người đó có khả năng nhiễm virus có triệu chứng hoặc không có triệu chứng.
“Các gien quan trọng kiểm soát phản ứng miễn dịch của bạn được gọi là gien HLA. Chúng quan trọng đối với việc xác định phản ứng của bạn khi gặp phải SARS-CoV-2. Ví dụ, những người có gien HLA-DRB1*1302 có nguy cơ bị nhiễm bệnh có triệu chứng cao hơn đáng kể”, ông Altmann nói thêm.
Thử nghiệm chủ động nhiễm COVID-19
Giáo sư Altmann cũng chỉ ra kết quả đầu tiên được công bố hôm 2/2 của một thử nghiệm đầy thách thức ở Anh, do Đại học Imperial và một số cơ quan nghiên cứu khác thực hiện, trong đó 36 thanh niên khỏe mạnh đã cố tình tiếp xúc với COVID, nhưng chỉ một nửa trong số họ thực sự nhiễm virus.
"Làm thế nào mà bạn hít phải một liều virus giống hệt nhau vào lỗ mũi mà 50% bị nhiễm, 50% còn lại thì không?”, Giáo sư Altmann đặt vấn đề liên quan đến thử nghiệm trên.
Tất cả người tình nguyện tham gia thử nghiệm đều được tiếp nhận một liều lượng virus thấp - được đưa vào qua đường nhỏ mũi - và sau đó được các nhân viên y tế theo dõi họ cẩn thận trong một môi trường được kiểm soát, trong khoảng thời gian hai tuần.
Trong số 18 tình nguyện viên bị nhiễm bệnh, 16 người tiếp tục phát triển các triệu chứng giống như cảm lạnh từ nhẹ đến trung bình, bao gồm nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, hắt hơi và đau họng.
Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu cho biết đây là thử nghiệm đầu tiên có thể cung cấp dữ liệu chi tiết về giai đoạn đầu của nhiễm virus, trước và trong khi xuất hiện các triệu chứng. Trong số 18 người tham gia bị nhiễm, thời gian trung bình từ lần đầu tiên tiếp xúc với virus đến khi phát hiện virus và có các triệu chứng ban đầu (nghĩa là thời kỳ ủ bệnh) là 42 giờ, ngắn hơn đáng kể so với các ước tính hiện có, cho rằng thời gian ủ bệnh trung bình là 5-6 ngày.
Sau giai đoạn này, tải lượng virus được tìm thấy trong các mẫu gạc lấy từ mũi hoặc cổ họng của những người tham gia đã tăng mạnh. Tải lượng virus đạt đỉnh trung bình vào khoảng 5 ngày sau khi nhiễm bệnh, nhưng mức độ cao virus sống sót (có thể lây nhiễm) vẫn được ghi nhận trong trung bình 9 ngày sau và tối đa là 12 ngày với một số người.
Điều cũng thú vị là vị trí nhiều virus SARS-CoV-2 nhất được phát hiện. Mặc dù virus được phát hiện đầu tiên ở cổ họng (sau 40 giờ so với sau 58 giờ ở mũi), mức độ virus lại thấp hơn và đạt đỉnh sớm hơn ở cổ họng. Mức độ đỉnh điểm của virus trong mũi cao hơn đáng kể trong cổ họng, cho thấy nguy cơ virus phóng ra từ mũi cao hơn từ miệng.
VNEWS | 05-02-2022, 20:59
21-11-2024, 17:33
22-11-2024, 18:41
16-11-2024, 06:45
22-11-2024, 18:47
20-11-2024, 19:40
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN
Nhận các thông báo từ Truyền hình Thông tấn
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.;
23-11-2024, 06:51
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 40-120 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100 mm/6giờ). Từ chiều 24/11 mưa lớn giảm dần.;
23-11-2024, 06:28
Tiến độ triển khai thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng còn chậm so với kế hoạch đề ra. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là thiếu vật liệu san lấp mặt bằng do cơ chế điều hành của cơ quan quản lý nhà nước.;
22-11-2024, 17:12
Ngày 21/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phản đối lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Israel, cho rằng đây là hành động “thái quá”.;
22-11-2024, 17:00
Ngày 22/11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) 19 năm tù về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123, khoản 1, Bộ luật Hình sự.;
22-11-2024, 16:51
Giá vàng thế giới chạm mức cao nhất hơn 1 tuần qua, khiến giá vàng trong nước sáng 22/11 vẫn tiếp đà tăng.;
22-11-2024, 10:36