Hàng nghìn người chen chân dự phiên xét xử cha con Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Sáng nay (19/3), TAND thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) cùng đồng phạm về tội " Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Có hơn 6.000 bị hại được triệu tập đến dự phiên xử vụ án Tân Hoàng Minh.

Sáng 19/3, thành phố Hà Nội mưa lớn. Ghi nhận của phóng viên Truyền hình Thông tấn, lúc 6 giờ sáng tại Toà án nhân dân TP. Hà Nội, có rất nhiều bị hại "đội mưa" đến toà từ khá sớm. Trong vụ án Tân Hoàng Minh, nhà chức trách xác định có đến 6.630 bị hại.

Phiên tòa xét xử Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng đồng phạm dự kiến kéo dài 20 ngày. Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên, do thẩm phán Nguyễn Xuân Văn làm chủ tọa. 5 kiểm sát viên được phân công đại diện Viện KSND TP.Hà Nội thực hiện quyền công tố tại tòa. Có gần 30 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.

Clip: Dẫn giải Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng đến toà- Ảnh 2.

Toà án đã chuẩn bị một rạp lớn để các bị hại theo dõi phiên xét xử.

Theo ghi nhận, các bị hại người ít thì cũng vài trăm triệu bỏ ra để mua trái phiếu của Công ty Tân Hoàng Minh, người nhiều thì cũng tiền tỷ.

Clip: Dẫn giải Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng đến toà- Ảnh 4.

Khoảng 7 giờ 15 phút, bị cáo Đỗ Anh Dũng được dẫn giải đến toà.

Ông chủ của Công ty Tân Hoàng Minh – bị cáo Đỗ Anh Dũng được lực lượng chức năng dẫn giải đến toà vào khoảng 7 giờ 15 phút. Ông Dũng mặc áo sơ mi trắng, áo khoác đen, trên tay cầm tờ báo. Tiếp sau ông Dũng là 2 bị cáo khác được dẫn giải vào toà.

Nghìn người chen chân dự phiên xét xử cha con Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh ảnh 3

Cùng hầu tòa có Đỗ Hoàng Việt (con trai ông Dũng); Phùng Thế Tính (nguyên Giám đốc Trung tâm Tài chính - Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính - Kế toán Tân Hoàng Minh); Hoàng Quyết Chiến (quyền Phó Giám đốc Trung tâm Tài chính - Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính - Kế toán); Lê Thị Mai (nguyên Phó trưởng Ban Nguồn vốn); Vũ Lê Vân Anh (Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn); Nguyễn Văn Khẩn (Phó trưởng phòng Ngân sách Trung tâm Tài chính - Kế toán); Lê Văn Thịnh (Phó Tổng Giám đốc); Trần Hồng Sơn (Phó Tổng Giám đốc); Nguyễn Khoa Đức (Trợ lý Phó Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Cung điện Mùa Đông); Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch HĐQT Công ty Ngôi Sao Việt); Bùi Thị Ngọc Lân (nguyên Giám đốc Công ty kiểm toán Nam Việt Chi nhánh phía Bắc); Lê Văn Dò (Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội); Phan Anh Hùng (nguyên Phó Giám đốc Công ty CPA Hà Nội Chi nhánh Sài Gòn); Nguyễn Thị Hải (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CPA Hà Nội). Ảnh: Tiền Phong

 

Clip: Dẫn giải Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng đến toà- Ảnh 5.

Các thư ký toà đang tiến hành kiểm tra thông tin của các bị hại.

Phát hành 9 lô trái phiếu để huy động vốn

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX có hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân, chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Xuân Văn.
Có hơn 20 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, trong đó bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Dũng là luật sư Giang Hồng Thanh; bào chữa cho bị cáo Đỗ Hoàng Việt là luật sư Nguyễn Văn Tú.
Theo hồ sơ, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh được thành lập vào năm 1993, do Đỗ Anh Dũng làm chủ tịch HĐTV.
Để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, ông Dũng đã thành lập hoặc mua lại 45 công ty. Về mặt pháp lý, các công ty này độc lập nhưng bản chất đều thuộc sở hữu và chịu sự chỉ đạo của ông Dũng. Do đó, Công ty Tân Hoàng Minh còn được gọi là Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Kết quả điều tra xác định đầu năm 2021, Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp khó khăn. Để có chi phí duy trì bộ máy làm việc, hoạt động kinh doanh đầu tư và trả nợ, từ tháng 6-2021 đến tháng 3-2022, ông Dũng đã chỉ đạo con trai Đỗ Hoàng Việt tìm cách huy động vốn cho tập đoàn.
Sau đó, ông Dũng đã thống nhất chủ trương, giao cho Việt chỉ đạo cấp dưới thực hiện huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, sử dụng ba pháp nhân gồm Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa Đông, Công ty Soleil.
Cả ba công ty này đều do ông Dũng chỉ đạo thành lập hoặc mua lại cổ phần, vốn góp để thực hiện các dự án bất động sản. Kết quả kinh doanh của ba công ty đều không đủ điều kiện để phát hành, chào bán trái phiếu.
Do đó, các bị cáo đã chỉnh sửa báo cáo tài chính để đủ điều kiện phát hành theo quy định pháp luật.
Tiếp đó, các bị cáo đã ngụy tạo các hoạt động kinh doanh bằng cách ký hợp thức hóa các hợp đồng hợp tác đầu tư, đặt cọc, mua bán cổ phần… không có thật giữa nội bộ các công ty thuộc Tân Hoàng Minh.
Đồng thời thông đồng với nhóm bị cáo ở đơn vị kiểm toán để hợp thức hóa số liệu báo cáo tài chính của ba công ty phát hành, đưa ra ý kiến chấp thuận toàn phần để các công ty này đủ điều kiện phát hành trái phiếu.
Sau đó, ba công ty này phát hành chín lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành là 10.030 tỉ đồng, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã mua lại các lô trái phiếu này.

Chiếm đoạt 8.643 tỉ đồng của 6.630 nhà đầu tư

Ông Dũng chỉ đạo ký các hợp đồng “giả cách” chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền khống thể hiện việc thanh toán tiền từ Công ty Tân Hoàng Minh sang công ty phát hành.
Từ đây, Công ty Tân Hoàng Minh bán trái phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân. Tổng số tiền Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được là gần 14.000 tỉ đồng. Số tiền này được sử dụng không đúng mục đích phát hành trái phiếu.
Trong đó, một phần tiền được sử dụng để thanh toán nợ đến hạn, quá hạn cho ngân hàng, tổng cộng là 1.976 tỉ đồng; mua cổ phần của các công ty như Công ty Thiên Bảo Phú Quốc (1.475 tỉ đồng), Công ty Bình Minh (1.050 tỉ đồng), Công ty Nam Anh Tú (370 tỉ đồng), Công ty Sao đỏ Đà Nẵng, dự án Yên Phụ…
Nghìn người chen chân dự phiên xét xử cha con Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh ảnh 4
Liên quan đến vụ án có 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại cũng được triệu tập đến Tòa.
 
Tiền của nhà đầu tư còn được sử dụng để đặt cọc dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm 585 tỉ đồng, đầu tư chứng khoán, làm từ thiện, chi trả nợ và tiêu dùng cá nhân. Một số khoản ông Dũng không nhớ được.
Cơ quan điều tra xác định mục đích phương án phát hành chín gói trái phiếu đều do doanh nghiệp tạo dựng, lập khống. Các gói trái phiếu đều có kỳ hạn 2-5 năm nhưng các bị cáo thuộc Tân Hoàng Minh đã chia nhỏ kỳ hạn đến tuần, tháng để bán trái phiếu.
Cảnh sát dẫn giải Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh tới tòa- Ảnh 3.

Các nhà đầu tư được xác định là bị hại làm thủ tục tham gia phiên tòa

 Tại thời điểm khởi tố vụ án, toàn bộ số dư nợ gốc còn lại là hơn 8.643 tỉ đồng của 6.630 nhà đầu tư. Đây là số tiền bị chiếm đoạt.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã truy thu theo dòng tiền sử dụng có nguồn gốc từ trái phiếu, tạm giữ các khoản tiền của các bị cáo, gia đình các bị cáo, Tân Hoàng Minh và các tổ chức liên quan. Toàn bộ số tiền bị chiếm đoạt đã được thu hồi để khắc phục hậu quả vụ án.
Vụ án này, 15 bị cáo cùng bị đưa ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, Đỗ Anh Dũng và Đỗ Hoàng Việt được xác định giữ vai trò chính, các bị cáo còn lại giữ vai trò đồng phạm, giúp sức.
 
Triệu tập hàng ngàn bị hại, người liên quan
Vụ án này, hơn 6.600 bị hại cùng nhiều cá nhân, tổ chức liên quan đã được triệu tập đến tòa.
Do đó, TAND TP Hà Nội đã phải nghiên cứu và bố trí dựng một nhà bạt lớn có sức chứa hàng ngàn chỗ ngồi, bố trí một hội trường bên cạnh phòng xét xử dành cho các bị hại, người liên quan. Các địa điểm này đều có hệ thống màn hình được kết nối trực tiếp với hội trường xét xử chính nhằm bảo đảm diễn biến phiên tòa luôn được khớp nối, thông suốt.
Ngoài ra, một hội trường khác cũng được bố trí dành cho các PV theo dõi, đưa tin về phiên xử. Đến trưa 18/3, công tác âm thanh, ánh sáng, đường truyền trực tuyến và các thiết bị phòng, chống cháy nổ, bảo đảm an toàn, an ninh cơ bản được TAND TP Hà Nội lắp đặt, triển khai xong.

Nghìn người chen chân dự phiên xét xử cha con Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh ảnh 7

Trước phiên xử diễn ra, hơn 1.200 nhà đầu tư đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Đỗ Anh Dũng và nhóm đồng phạm với lý do toàn bộ các bị cáo đã khác phục 100% hậu quả.

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng nhóm bị truy tố trong vụ án - Ảnh: Bộ Công an

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng nhóm bị truy tố trong vụ án - Ảnh: Bộ Công an

Đã nộp lại 8.600 tỉ khắc phục toàn bộ hậu quả

Trong quá trình điều tra đến nay, ông Dũng đã nộp lại và Bộ Công an thu hồi tổng cộng hơn 8.600 tỉ đồng, khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được cơ quan tố tụng đánh giá đã thành khẩn khai báo, khai nhận hành vi phạm tội, có đơn đề nghị và tích cực phối hợp khắc phục hậu quả trong vụ án.

VNEWS | 19-03-2024, 09:16

vnews

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VNEWS

Xem thêm