Phân loại chất thải y tế tại nguồn

Phân loại chất thải y tế tại nguồn đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý chất thải y tế, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cơ sở y tế, giảm thiểu số lượng chất thải y tế, chất thải nhựa góp phần bảo vệ sức khỏe môi trường, cộng đồng. Đây cũng là hoạt động chính mà ngành y tế hướng tới để hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 năm nay với chủ đề “Chỉ một trái đất”.

Tại Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày môi trường thế giới do Cục Quản lý môi trường Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức, Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua Bộ Y tế đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe như triển khai cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp trên toàn quốc. Nhiều cơ sở y tế đã sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường để xử lý chất thải. Một số cơ sở y tế đã sử dụng năng lượng tự nhiên cho các hoạt động khám chữa bệnh. Hầu hết các cơ sở y tế đã thực hiện cơ sở y tế không khói thuốc.

Theo Bộ Y tế, việc phân loại chất thải y tế tại nguồn đóng vai trò quan trọng không chỉ làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mà còn giảm lượng chất thải nhựa góp phần bảo vệ môi trường.

Theo đó việc phân loại sẽ được tiến hành theo các bước:

Phân định, Phân loại, Thu gom, Đóng gói, chuyển giao

Bước 1: Phân định

Chất thải nhựa có khả năng tái chế: chai Lavie, chai chứa nước tẩy rửa, chai dầu gội đầu, bình nước trái cây, can, thùng, hộp, khay đựng

chất thải nhựa không có khả năng tái chế: hộp xốp, đĩa, cốc, thìa, dĩa, ống hút, các loại dùng 1 lần khó phân hủy

Chất thải thông thường khác: thức ăn thừa, lá cây, vỏ bánh

Bước 2: Phân loại - Trong đó việc phân loại sẽ được tiến hành ngay tại nơi phát sinh và thời điểm phát sinh

                     Chất thải có khả năng tái chế (chai Lavie, chai chứa nước tẩy rửa, chai dầu gội đầu, bình nước trái cây, can, thùng, hộp, khay đựng): Phân loại riêng vào trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu trắng. Bao bì lưu chứa chất thải phải được buộc kín và có biểu tượng chất thải tái chế theo quy định

                     Chất thải không có khả năng tái chế (hộp xốp, đĩa, cốc, thìa, dĩa, ống hút, các loại dùng 1 lần khó phân hủy): Phân loại riêng vào trong túi hoặc thùng có lót túi màu xanh. Bao bì lưu chứa chất thải phải được buộc kín

                     Chất thải thông thường khác (thức ăn thừa, lá cây, vỏ bánh...): Phân loại riêng vào trong túi hoặc thùng có lót túi màu xanh. Bao bì lưu chứa chất thải phải được buộc kín

                     Bước 3: Thu gom:

                     Thu gom riêng chất thải nhựa tái chế, chất thải nhựa không tái chế trong sinh hoạt từ các khoa phòng chuyển về kho lưu giữ của bệnh viện

                     Bước 4: Đóng gói:

                     Tại khu lưu giữ chất thải nhựa tái chế và chất thải nhựa không tái chế được đóng gói , dán nhãn trước khi chuyển giao cho đơn vị

                     Bước 5: Chuyển giao

                     Phải được chuyển giao thông qua hợp đồng với đơn vị có chức năng phù hợp.

 Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, 100% chất thải y tế đã được phân loại tại nguồn như thế này. Từng loại chất thải được phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định, có đội ngũ giám sát liên tục nhắc nhở nhằm thay đổi thói quen làm việc của nhân viên y tế. Tại các vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế đều có biển chỉ dẫn, thông báo hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải bằng hình ảnh, dễ đọc, dễ hiểu.


Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, 100% chất thải được phân loại ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh. Từng loại chất thải được phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định, có đội ngũ giám sát liên tục nhắc nhở nhằm thay đổi thói quen làm việc của nhân viên y tế, của NB và người nhà NB sử dụng và phân loại rác thải y tế phù hợp. Tại các vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế đều có biển chỉ dẫn, thông báo hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải bằng hình ảnh dễ đọc, dễ hiểu.

Bệnh viện có mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa phòng, thực hiện giám sát, kiểm tra việc phân loại chất thải, nhân viên y tế tại các Khoa lâm sàng có trách nhiệm hướng dẫn cho NB và người nhà NB cách phân loại rác thải y tế ngay khi bắt đầu nhập viện. Bệnh viện chú trọng việc đào tạo, truyền thông, lồng ghép trong các buổi giáo dục sức khỏe cho người bệnh đang điều trị tại viện, nâng cao ý thức gìn giữ môi trường BV.

Là cơ sở y tế đề cao tiêu chí thân thiện với môi trường, trong nhiều năm qua, bệnh viện Nội tiết Trung ương đã từng bước giảm thiểu rác thải nhựa, túi ni lông, thay thế bằng các vật dụng có thể tiêu hủy được, xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời để lấy nước nóng cho bệnh nhân, thay thế hộp đựng cơm nhựa, thìa nhựa bằng inox, thay thế các chất tẩy rửa sinh học, không sử dụng nước uống đóng chai nhựa.

Nhờ những biện pháp này, bệnh viện nội tiết Trung ương là một trong những Bệnh viện tiên phong trong phong trào Bệnh viện Xanh - Sạch - Đẹp, thân thiện với môi trường, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bệnh viện cũng hướng tới quản lý số hóa, hòa nhập công nghệ 4.0 để giảm dần việc sử dụng giấy, mực in.

Cục Quản lý Môi trường Y tế cũng cho biết, việc phân loại rác thải y tế tại nguồn cũng được hướng dẫn, tập huấn cho tất cả các cơ sở y tế thực hiện để chung tay góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe.

Cũng tại buổi Lễ, ông Nguyễn Viết Thành - Trưởng phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện đã đại diện cho cán bộ và người lao động Bệnh viện Nội tiết Trung ương cam kết thực hiện phân loại chất thải y tế tại nguồn, giảm thiểu chất thải nhựa xây dựng cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp, thân thiện với môi trường cùng thông điệp truyền đi “Chỉ một trái đất”.

VNEWS | 05-06-2022, 11:47

vnews

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VNEWS

Xem thêm